Wednesday, June 15, 2016

Quê Hương Ngày Đó Father Day

Bố rời làng Quan Phố, Duy Tiên Hà Nam vào năm 1943, khi tôi về làng củ của Bố, nhìn tấm bia, trên mộ của ông Nội mất năm 1935, lúc ông Nội mất, bố chỉ mới 11 tuổi và 8 năm sau đó, năm 1943, bố rời làng ra đi vào Nam, lúc ấy bố mới 19 tuổi hai năm sau 1945, bố mới đến tận trong nam và định cư tại đây.
70 năm sau, kể từ ngày Bố rời làng Quan Phố, Duy Tiên Hà Nam và bây giờ tôi củng vừa tròn 60 tuổi lần đầu tiên về lại quê hương của Bố thật xúc động vô cùng, những ngày lớn lên tôi thường nghe bố nhắc đến, củng như ngày xưa, tôi đã nhìn thấy 1 tấm ảnh của bác Phái treo trong Album của hình gia đình, bố thường nhắc về quê hương tổ tiên miền Bắc, chinh chiến tràn lan và đất nước chia đôi năm 1954, đường về quê của bố và mẹ tôi bây giờ thật xa vời vợi.

Hồi còn bé, thỉnh thoãng tôi được nhìn những tấm bưu thiếp gữi đi từ quê bố từ Hà Nam và quê mẹ ở Quảng Bình, sau đảo chánh Tổng thống Diệm năm 1963, không còn thấy bưu thiếp nửa.
Quê của bố và mẹ đều nằm bên kia vĩ tuyến 17 và từ đó tôi không biết bố liên lạc gia đình và trao đổi tin tức nhau bằng cách nào ?  khi lớn lên tôi chỉ biết duy nhất một người Cô, em ruột của Bố ở Gò vấp là cô Vạn, cô di cư vào Nam năm 1954, và người Chị con chú bác ở Thủ Đức là Chị Bền, về phía mẹ chỉ có một người chú của Mẹ mà chúng tôi gọi là ông Ngoại, một người chị em bạn gì với mẹ ở Mủi Né còn những bà con ruột thịt khác hầu như là những người bà con xa nhưng khi vào Nam, gia đình thường lui tới nên thân thiện và coi như ruột thịt.
Những câu chuyện về bà con và gia đình, máu mủ, những ước mơ từ thưở còn bé, ao ước được Ông Bà ôm vào lòng kể chuyện cổ tích, hầu như không có trong tôi, củng như chú, bác, cậu, gì, ít bao giờ nhắc đến, khi lớn lên cuộc chiến càng ngày càng leo thang, viễn ảnh nối liền cầu Bến Hải, có lẽ sẽ không bao giờ xảy ra trong đời sống của mình nên đường về quê Nội và quê ngoại xa vời vợi hầu như không bao giờ liên tưỡng hoặc nghĩ đến.
Khi viếng Mộ bà Nội lần đầu, tấm bia quá lâu, không đọc được năm của bà mất, trước đây hơn một năm, Công em trai có về quê Nội và rất quý mến tình cảm gia đình của mọi người Công đã gặp, làm lòng tôi càng thêm nao nức cho chuyến đi.
Khi đến sân bay Nội Bài, cháu Sơn, cháu đích tôn của Bác Phái ra đón và cháu nhận ra tôi ngay, ở cổng đón thân nhân, sau này cháu cho biết, cháu đã gặp tôi năm 92 trong nhà cô Vạn ở Gò Vấp, và có một lần cháu bị bệnh sốt làm kinh và tôi cho mấy viên thuốc màu đỏ, cháu uống xong và khỏi hẵn, thật sự đến bây giờ không nhớ thuốc ấy là thuốc gì ? và Cháu thì nhớ mãi cho đến ngày hôm nay, lúc ấy Sơn chỉ là một cậu bé con, bây giờ thì đã là một người đàn ông trung niên và có cơ sở làm ăn vững chải.
Đoạn đường từ Hà Nội về Hà Nam là 60 cây số chỉ hơn một giờ lái xe mà sao dài thế, thời gian như ngừng lại và qua đi thật chậm và cảm giác lúc này thật xúc động khi nhìn lại quê hương của Bố và hình dung được những ngày tháng qua, những ngày chiến tranh khói lữa, cứ mỗi nơi đến, Sơn giải thích những địa danh và âm thanh nghe quen thuộc vô cùng, những địa đã nghe và thấy  trên sách vở, trên âm nhạc, trên hình ảnh internet và nhất là những địa danh còn lưu lại trong tâm tưỡng của khói đạn bom, một thời chiến tranh đã đi qua.
Con đường quốc lộ 1A từ Hà Nội về Hưng Yên, đi ngang qua địa phận Hà Nam, từ xa  có thể nhìn thấy cổng làng Quan Phố, lòng thật là bồi hồi khó tả và Sơn hứa ngày mai sẻ cùng anh chị Ninh đưa đi thăm mộ tổ tiên và về làng củ thăm bà con, làng Quan Phố, Duy Tiên, Hà Nam cách Hưng Yên chỉ một con sông và bên bồi bên lở, quang cảnh bên đường cây xanh um, những quãng chân trời xa rộng của sông Hồng, những khoãng chiều ngang của sông thật rộng và tĩnh mịch.
Qua những khoãng đồng quê và xe vào thành phố và củng vừa đổ đến trước nhà, anh chị Ninh các con, cháu, đã có mặt tại đây từ lúc nào, đầy đủ thật xúc động vô cùng, những bà con máu mủ, ruột thịt, họ hàng quê của bố và bây giờ, tôi đã 60 tuồi, trở về thăm quê bố lần đầu, cảm giác thật xúc động và khó tả vô cùng.

Bố tôi rời quê Quan Phố, Hà Nam tính đến nay đã gần 70 năm, khung cảnh làng quê vẫn êm ả, đời sống vẫn tiếp tục anh em chúng tôi quay quần nhau ở phòng khách vui mừng trò chuyện, một chốc sau có anh Phú là con trai trưởng của Bác Phái đến, hai lít rượu đế đã hiện diện ngay trên bàn chờ đón người xa về, chị Ninh cùng các con cháu lăng xăng làm cơm, những món ăn chính danh nơi miền Bắc và là bửa cơm sum họp gia đình quê bố lần đầu tiên, thật sung sướng và vui mừng vô cùng, không khí hôm nay lành lạnh, bên ngoài mưa phùn bay lất phất, bây giờ là mùa đông và còn 5 ngày nửa là Noel, ngày hôm qua lúc còn ở Phan Thiết tôi có điện thoại nói chuyện với anh Ninh và hỏi anh đề nghị một vài món quà biếu cho các bà con trong gia đình khi thăm viếng và luôn tiện hỏi thăm thời tiết để mang hành lý, vì mỗi người xách tay lên phi cơ chỉ được 7 kí lô, cho đường bay nội địa. khi nghe thời tiết ấm áp tôi chỉ mang những áo quần mõng và nhẹ. Lúc đến Hà Nội ngày hôm sau thời tiết thay đổi, trời trở lạnh buốt, buổi tối hôm ấy khi đến nhà anh Phú ăn giổ, phải mượn cháu Sơn một áo gió để mặc, không khí lạnh, mới đúng cái lạnh mùa đông miền Bắc, cơm nước xong thay vì nghỉ trưa, chúng tôi băng qua đường thăm chị Quý, chị là con Cả của Bác Phái và nhà chị ở ngay phía trước nhà anh Ninh, Chị Quý có nét mặt giống cô Vạn như đúc có điều chị thấp hơn cô một tí. Chiều hôm ấy chúng tôi tranh thủ ra chợ Hưng Yên mua một ít trái cây và sau đó ghé qua nhà anh Phú ăn giổ, đường vào nhà anh Phú những bức tường phủ rong rêu, căn nhà anh Phú cây cối xanh um phía sân bên phải nhà có nuôi gà và cạnh đó là sân nuôi vịt. những khoảng sân trồng rau, xanh um, thật đúng cảnh của làng quê.

Hôm nay ngày giổ, các con cháu và các chị phụ giúp nấu thức ăn, các em nhỏ chơi đùa vui vẻ, hình ảnh tạo một bức tranh nhộn nhịp và vui vẻ vô cùng, buổi chiều các chàng con trai và con rể đi làm về tề tựu đầy đủ thật vui, trong bửa ăn anh Ninh giới thiệu mọi người, một đoạn ngắn Video quay vội trong hoàn cảnh thiếu ánh sáng nhưng âm thanh và hình ảnh linh động quây quần bên nhau thật ấm cúng vô cùng, không khí gia đình từ lâu vắng bóng nay lại trở về thật đầm ấm và nhẹ nhàng rồi sẻ ở lại mãi mãi, thật là một buổi tối vui và sum họp gia đình, như anh Ninh có nói gần 40 năm, mới có dịp sum họp như thế này.

Tối hôm đó về lại nhà anh chị Ninh và nghỉ đêm sáng hôm sau sẻ về thăm quê và mộ phần ông bà tổ tiên, buổi sáng chúng tôi thức dậy sớm đi ăn sáng, bún thang Hưng Yên, trên bàn ăn, đã có sẳn những cái ly nhỏ dùng cho nhâm nhi ly rượu đế, sau bửa ăn  chúng tôi đi uống cafe, Chị Ninh đi mua một ít quà vặt, củng như bông hoa và nhang đi thăm mộ và chúng tôi lên đường.

Nơi ghé đầu tiên là mộ phần ông Nội, khu đất này chỉ có 2 phần mộ. Phía trên là phần mộ của một gia đình và phần mộ phía dưới là phần mộ của Ông chúng tôi trên tấm bia ghi Phần Mộ Ông Phạm Văn Nghị tạ thế ngày 20 tháng 5 năm 1935 chúng tôi dọn dẹp sạch sẻ chung quanh. Chị Thái cắm những hoa hồng đỏ thật đẹp và anh em chúng tôi thắp nhang và khấn vái ông Nội, thật xúc động không ngờ có ngày về lại cố hương và thăm lại mộ phần của Ông Bà Tổ Tiên, sau khi thăm mộ Ông Nội xong, chúng tôi lái xe qua một khu nghĩa trang khác, thăm phần mộ Bà Nội và Cụ Cố tấm bia Bà Nội đã củ, phai nhạt và không thấy ghi năm tháng Bà mất, chúng tôi dọn dẹp và cắm hoa sau đó anh em cùng khấn vái tổ tiên, và cầu nguyện an bình cho mọi người trong gia đình, con cháu các Cụ, sau khi viếng mộ Ông Bà xong chúng tôi về làng thăm Bác Vinh và bà con trong làng. 
Con đường vào làng cây cối xanh um và thẳng hiu, bức tường thành bên đường đi, rêu xanh phủ trên những vách xi măng, Chị Câm con Bác Vinh hình như đã biết tin, chị rất vui mừng và chạy lăn xăng khi xe đổ trước cổng nhà chị là người đầu tiên chúng tôi gặp, sau đó chị cùng chúng tôi vào thăm Bác Vinh.


Bác là chị cả của Bố năm nay Bác 102 tuổi, bác sinh năm 1910 căn nhà này trong khu đất rộng một căn nhà lớn ngay chính giữa, đối diện với nhà lớn là một hồ chứa nước mưa, phía bên phải một căn nhà dùng làm nhà bếp, phía bên trái là 2 căn phòng, một phòng của Bác Vinh, một phòng kế bên và cuối là căn phòng nhỏ giống như khu vực nấu ăn, mấy cục đá kê dùng làm bếp nấu củi.
 
Chị Ninh đưa một số tiền mặt cho người con dâu của Bác Vinh và dặn dò chăm sóc Bà, lúc chúng tôi đến thăm bà khóc mừng và bảo nấu cơm cho chúng tôi ăn, khi anh em chúng tôi ở phía ngoài nói chuyện, một chốc thấy bà ra khỏi giường và ngồi trước cửa phía trước phòng bà và tiếp tục khóc kể lể, bà nói không được nhiều nên khóc cũng là cách diễn đạt những gì bà muốn nói đến mọi người, trước khi ra về tôi và chị Câm chụp một vài tấm hình lưu niệm nơi căn nhà của chị ấy.

Rời nhà bác Vinh, chúng tôi lên đường qua thăm bác Thản, bác năm nay đã 92 tuổi nhưng rất khỏe và minh mẩn, mỗi khi hỏi đến ai và dữ kiện nào Bác cho biết năm nào, tháng nào và ngày nào, bác thật khỏe không thể nào đóan bác đã 92, gia đình bác con cháu rất tươm tất và bác Vinh trong làng quê thì nghèo hơn.
  
Sau chuyến viếng thăm bác Thản, chúng tôi về ngang qua Hưng Yên để Phú con cô Vạn về quê Chú Đại, buổi trưa hôm ấy chúng tôi nhận được tin cô Vạn mất vào lúc 12:23 / 20.12.2012 cũng vừa lúc thăm xong mộ tổ tiên và bà con dưới quê của Bố.

Cô Vạn em kế của Bố

Chúng tôi trở về nhà anh Ninh, tìm chuyến bay về Sàigon, trong lúc Phú về thăm quê Chú Đại, chiều hôm ấy chúng tôi đổi được vé máy bay và 6 giờ chiều chuẩn bị lên đường đi phi trường Nội Bài và cũng tranh thủ thăm chị Đông em gái của anh Ninh trên đường ra phi trường, Cháu Họat con trai lớn của anh Ninh lái xe đưa chúng tôi ra phi trường Nội Bài, chúng tôi cố gắng đi sớm để có chút ít thì giờ ghé vào trung tâm Hà Nội, trên đường đi hơn tiếng đồng hồ, chú cháu có dịp tâm sự và trao đổi nhau kinh nghiệm của cuộc sống, thật thích thú vô cùng, trước khi đến Hồ Hòan Kiếm, cháu đã nhanh trí, hẹn với người bạn tại Hồ Hòan Kiếm chổ đậu xe và chúng tôi dùng xe máy thăm viếng Di tích lịch sử và chụp hình, một số nơi đã đến như Hỏa Lò ( Hanoi Hilton) cũng như nhà Thờ Đức Bà và Nhà Hát Lớn thành phố, một số khu vực trung tâm thành phố cấm di chuyển xe SUV nên việc xử dụng xe máy thật tiện lợi vô cùng, khõang 30 phút sau chúng tôi hẹn nhau tại một nhà hàng gần Hồ Hòan Kiếm và ăn cơm tối trước khi lên phi trường, bửa cơm thật ngon vì ai củng đói và những ly beer cụng nhau khi nâng ly và hẹn ngày tái ngộ, buổi gặp gở tuy ngắn vì thời gian gấp rút vì chúng tôi phải lên phi trường cho kịp chuyến bay nhưng mang lại nhiều lưu luyến.
Chúng tôi về đến Gò Vấp vào lúc nữa đêm và 6 giờ sáng hôm sau liệm, Cô Vạn, 3 ngày sau, ngày Noel 24.12 là đám tang của Cô. Ngày 26.12 là ngày mở cửa mả cho cô Vạn và anh em chúng tôi củng tranh thủ giao kèo xây mộ cho Cô.

khi về đến Hoa Kỳ việc xây mộ cho Cô Vạn cũng vừa hòan tất, tôi trở về Hoa Kỳ tối ngày 30 tháng 12, một ngày thật cuối năm của năm 2012.
Khi đơn vị di tản tĐà Nẵng vào Sài gòn, sáng hôm 8 tháng 4 năm 1975, ghé thăm Bố tại quận Gò Vấp, vào thăm chổ làm việc trong quận và sau đó hai bố con ăn mì ở một quán ăn trước quận, trên đường về lại Kho 18 Khánh Hội thì Dinh Độc Lập cũng vừa bị dội bom và cũng là lần bố con gặp nhau lần cuối cùng, cách đây vài tháng trong cuộc nói chuyện với thầy Tùng, không ngờ Thầy và Bố cùng đi tù cải tạo sau năm 1975.
Ngày Lễ Cha Father Day nhvề Bố, nhớ những ngày Bố làm việc tại Quận Thiện Giáo Ma Lâm và xe lữa bị giật mìn và bchạy bộ từ Ma Lâm vđến ga Phan Thiết, nhớ những ngày Bố làm việc tại Quận Tuy Phong đi thăm bố với những đắp mô Sara Tùy Hòa và Tà Dôn cũng là lần đầu tiên trong đời thy Du Kích VC, nhớ những lần vào Sài gòn thăm B đường xe Sài gòn Phan Thiết bị đắp mô tại Rừng Lá, đánh nhau và bom trút từ phi cơ Khu Trục, bom nổ, đạn rơi, người bị thương và chết khắp nơi. 
Bây giờ là mùa Lễ Cha Father Day viết và nhớ về Bố 
Công Cha Như Núi Thái Sơn và thật bao la.